ĐÁP: Con thắc mắc điều này cũng phải! Nhưng Cha sẽ nhắc cho con nhớ chơn lý này: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi!” Cha muốn Cha phải sáng đời đời, toàn năng toàn giác đời đời, thì Cha phải đi học đời đời.
Và con nên nhớ Cha là càn khôn vũ trụ, Cha là định luật tiến hóa, vì vậy Cha phải tiến hóa luôn luôn, muốn tiến hóa luôn luôn, Cha phải học hỏi luôn luôn. Nếu Cha không học, Cha không tiến hóa được.
Khi định luật tiến hóa không thể hiện được, thì đấy là sự hủy diệt của định luật, đấy cũng là sự hủy diệt của Cha, tức là sự hủy diệt của càn khôn vũ trụ vậy!
Cho nên Cha muốn có đời đời, Cha phải tiến hóa đời đời. Chơn lý động mà bất động là vậy con! Trong cái động nó có cái bất động. “Có đời đời” là trạng thái “bất động”. Phải lo học hỏi để tiến hóa luôn luôn, là trạng thái “động”. Cha muốn hằng hữu, bất biến, Cha phải động, phải biến luôn luôn. Chơn lý muốn bất biến, nó phải biến. Nói ngược lại, nhờ nó biến nó mới được bất biến đó con! Cho nên, trong cái bất biến nó có cái biến là vậy. Đó là chơn lý đời đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét