Cha giảng 17

17. VẤN: Thưa Cha, Cha đã giảng bản chất của Thượng Đế có cả trược, thanh và ở mọi trạng thái. Như vậy trong Thượng Đế có cả tánh tham, sân, si. Thế tại sao các tôn giáo lại khuyên răn chúng con phải diệt tham, sân, si. Vậy chẳng hóa ra là khuyên chúng con làm mất đi bản chất Thượng Đế của chúng con sao? 

ĐÁP: À, thực ra điều này ở đây hầu như triết lý các tôn giáo chưa giải rõ chỗ này cho các con hiểu, vì các tôn giáo chỉ đứng ở một khía cạnh để nhìn về khía cạnh khác của chơn lý. Ở đây, Cha sẽ giảng để con rõ hơn.  Các con nói đúng, trong Thượng Đế phải có tất cả tính tham, sân, si chớ con. Ngài không thiếu một tính gì. Nếu Ngài còn thiếu một tính gì thì làm sao Ngài có thể phong phú vô cùng tận? Thế thì tại sao, các tôn giáo lại lãnh sứ mạng của Ngài để kêu gọi con người từ b ỏ những tính tham, sân, si hầu được về cõi sáng? 

Tham là gì? Là ham muốn.
Sân là gì?  Là nóng giận.
Si là gì? Là mê muội.

Khi khuyên các con diệt tham, sân, si, các tôn giáo đã đứng chỗ thiện mà nhìn chỗ ác, đứng chỗ sáng để nhìn chỗ tối, đứng chỗ thanh để nhìn vào chỗ trược. Thế nên, muốn con được sáng thì phải khuyên con bỏ tối, nếu muốn con thanh thì phải khuyên con bỏ trược. Việc này cũng đúng thôi! Nhưng Cha sẽ giải thích cho con rõ hơn. Cha sẽ cho các con hiểu rằng, vấn đề ở đây không phải là diệt mất tính tham, sân, si của con mà là con sẽ học tham, sân, si theo một hình thức khác. 

 Thật vậy, Tiểu Hồn con xuống đây đi học, học trược rồi học thanh. Thế nên, khi con ngụp lặn trong cái trược là lúc con được học tham, sân, si theo kiểu trược.  Tham kiểu trược là con ham muốn điều nặng trược. Sân kiểu trược là con phản ứng chống đối điều gì không vừa ý theo cách nặng trược. Si kiểu trược là con si mê điều nặng trược, và như vậy, con sẽ đắm đuối trầm luân trong ác trược. Nhưng học trược rồi phải học thanh chớ con!


Con đã học bài đó, biết bài đó, thì bây giờ, phải học bài khác hơn để mở trí biết hơn! Và bây giờ để học thanh, con sẽ từ từ đi vào cái thanh. Như vậy, không phải con sẽ từ bỏ tham, sân, si nhưng là học tham, sân, si theo kiểu thanh. Học Tham kiểu thanh tức là ham muốn điều thanh nhẹ. Học Sân kiểu thanh là phản ứng chống đối điều gì không vừa ý, theo cách thanh nhẹ. Và học Si kiểu thanh là con sẽ tập mê si điều thanh nhẹ tốt lành vậy.
Thượng Đế Giảng Chân Lý và 63 câu vấn đáp giải thích chơn lý
 Thượng Đế Giảng Chân Lý 

Khi một vị Phật phế bỏ mọi sự trần gian, đạt đến Niết Bàn, đấy không có nghĩa là Phật diệt mất bản chất tham, sân, si! Thật sự, Phật đang thể hiện bản chất tham, sân, si ở khía cạnh thanh nhẹ. Vì phải chăng Phật cũng đang tham sự sáng suốt? Đang mê sự thanh tịnh, như như, an lạc? Và phải chăng, nếu ai có ý hay hành động chọc giận Phật, Phật sẽ phản ứng chống đối lại bằng cách ban rải cho kẻ đó chút ân điển sáng suốt, để giúp kẻ ấy mau hiểu biết tiến hóa đi lên? 

Tóm lại, để tiến hóa, để được sáng không có nghĩa là con diệt mất bản chất tham, sân, si của con, mà con phải thăng hoa nó lên, phát triển nó ra, tìm biết nó thêm ở những khía cạnh khác, cho đến khi con thật sự biết nó. Con đã học lớp một, muốn lên lớp hai thì con phải bỏ lớp một thôi.

Con đã nếm nó, biết nó ở khía cạnh trược thì giờ đây, con hãy bỏ khía cạnh đó, và bắt đầu học nếm nó, tìm hiểu nó, thấy nó ở khía cạnh khác để phát triển trí tuệ dần dần, cho đến khi trí con được phát triển toàn diện đến vô cùng tận. Rốt rồi, khi về tới Ngôi Thượng Đế, hợp nhất cái biết của con với cái minh triết vô cùng của Đấng Tối Cao, con sẽ thấy cuộc hành hương đăng đẳng của con, từ khi xuống thế cho đến ngày về, là một cuộc hành trình để học tham, sân, si, để biết tham, sân, si thật sự và phát triển tham, sân, si cho đến vô cùng tận.

Vì Cha cho rõ, Thượng Đế tham, sân, si vô cùng tận. Ngài tham, sân, si nhất càn khôn và bất cứ một thể tính nào, một bản chất nào, một trạng thái nào, Ngài cũng đều phải nhất. Vì ở một địa hạt nào Ngài nhường bước, thì Ngài không là chơn lý tối thượng nữa! Thật vậy, trong càn khôn này, không ai tham bằng Thượng Đế, vì Ngài chiếm hữu hết vũ trụ, không có cái gì Ngài không chiếm hữu.  Và có ai si mê như Ngài, vì Ngài vừa mê trược, vừa mê thanh, si mê đủ mọi trạng thái cho đến vô cùng. Nếu Ngài chỉ mê cái trược, không mê cái thanh, hay ngược lại, chỉ mê cái thanh mà không mê cái trược, thì cái nguyên lý vô cùng phải mất quân bình và sụp đổ tức khắc.

Rồi thử hỏi, có ai sân bằng Thượng Đế? Ngài nóng giận nhất càn khôn thôi! Ngài chính là dương, là lửa, là nguồn nóng của càn khôn vũ trụ.  Ngài chính là kẻ giận dữ, ưa chống đối, thịnh nộ nhất càn khôn. Ở khía cạnh trược, Ngài chống đối cái thanh. Ở khía cạnh thanh, Ngài chống đối cái trược. Lực trược trì thanh xuống. Lực thanh kéo trược lên.
Thanh và trược chống đối nhau, xô đẩy nhau, hấp dẫn nhau, những trạng thái này diễn ra một lượt, vừa đối kháng, vừa dung hợp, vừa hài hòa để hình thành cái khối minh triết vô cùng, cái khối sinh động vô cùng, cái sức mạnh mãnh liệt vô biên vận chuyển càn khôn tiến hóa đời đời và bất biến... Chỗ này cao siêu và phức tạp, các con phải chứng nghiệm trạng thái đó, các con mới hiểu, Cha giảng bằng ngôn từ cho chúng con tạm biết ý niệm vậy thôi.
Vì Cha cho rõ, Thượng Đế tham, sân, si vô cùng tận. Ngài tham, sân, si nhất càn khôn và bất cứ một thể tính nào, một bản chất nào, một trạng thái nào, Ngài cũng đều phải nhất. Vì ở một địa hạt nào Ngài nhường bước, thì Ngài không là chơn lý tối thượng nữa!
Nam Mo A Di Da Phat 

Cho nên, chúng con thấy rõ trong Thượng Đế cái gì cũng phải có, có cùng một lúc, thể hiện lên một lượt, và cái gì cũng là chơn lý. Tính Tham của Ngài là chơn lý, vì nếu có một thứ gì Ngài không chiếm hữu, có một thứ gì ở ngoài quyền lực của Ngài, thì Thượng Đế không còn là chơn lý tối thượng nữa. Tính Sân của Ngài là chơn lý. Nếu thiếu nó càn khôn sẽ không còn sự sống, không còn vận chuyển và không còn tiến nữa. Tính Si của Thượng Đế là chơn lý. Nếu Thượng Đế không có nó tức càn khôn không có trạng thái mê muội. Khi càn khôn thiếu trạng thái mê muội nó sẽ không vận hành không tiến hóa được, thì đấy là sự tan rã của guồng máy âm dương Trời Đất vậy! 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét