Trang

Cha giảng 16

16. VẤN: Thưa Cha, Cha nói rằng khi cần trách cứ, lên án thì phải làm. Nhưng có điều khi lên án kẻ sái quấy, thì lòng mình phải yêu thương sáng suốt muốn giúp kẻ đó tiến. Thưa Cha, vấn đề ở đây là những trường hợp kẻ lên án nghĩ mình thương, nghĩ mình lên án cá nhân sái quấy kia, để giúp cá nhân tiến, trong tâm có ý tốt như vậy, nhưng thật ra, sự lên án lại sai lầm. Kẻ bị lên án chịu sự phê phán bất công. Như vậy, thì luật nhân quả có tác động lại điều xấu cho một kẻ đã hành động có ý tốt hay không? 

ĐÁP: À, con hỏi trường hợp này Cha sẽ giảng rõ hơn. Cha đã nói, sự lên án phải phát xuất từ tình yêu thương và sự sáng suốt. Nhưng ở trường hợp này, kẻ lên án có thể vì thương nhưng lại thiếu sáng suốt. Thiếu sáng suốt mà tin rằng mình sáng suốt và đã lên án sai. Trường hợp này luật nhân quả có tác động xấu với kẻ lên án sai chăng? Có chứ con! Hành động sai với ý tốt nhưng thiếu sáng suốt thì luật nhân quả vẫn tác động để dạy kẻ sai lầm hiểu biết hơn.

Vì luật nhân quả chính là luật tiến hóa của vũ trụ, nó giúp con người học hỏi luôn luôn, để hiểu biết tiến hóa, một hành động sai vì thiếu hiểu biết sẽ nhận lại quả báo ứng, để dạy Tiểu Hồn hiểu sự sai lầm của mình, để mở trí thêm, sáng suốt thêm. Quả báo ứng sẽ dội lại nặng hay nhẹ tùy theo tình ý của trường hợp sai lầm đó, để d ạy Tiểu Hồn. Con hành động sai với ý tốt, quả báo sẽ dội nhẹ hơn khi con hành động sai với ý xấu. Vì kẻ làm sai với ý xấu đã ngu muội hơn, trược hơn kẻ hành động sai với ý tốt, nên phải chịu quả báo nặng hơn.

À, ở đây, Cha thấy chúng con băn khoăn ở chỗ có thể các con có ý tốt muốn giúp kẻ khác tiến, nhưng làm sao để biết sự lên án của mình có đủ sáng suốt đúng đắn không? Vì phần đông ai cũng cho mình là đúng trong chủ quan của mình. Nghĩ rằng đúng mình mới làm, nhưng lỡ nó không đúng mình phải chịu quả báo.  Cha thấy, ở đây, các con đều là những đứa đang tu học, muốn tránh quả báo, sợ tạo nghiệp rồi phải trả. Các con ngại điều này cũng phải. Vì người tu, khi đã thức giác muốn tìm đường đi lên, tiến tới chỗ sáng suốt, phải cố tránh vay thêm nghiệp, tạo những nhân xấu rồi phải chịu trả quả. Điều này sẽ làm trì trệ, gây khó khăn rất nhiều cho con đường đi lên của người tu học.

 Thế nên, trước một sự việc mình muốn phê phán, lên án, làm sao để chắc mình sáng suốt, mình không phê phán sai? Này các con, Cha cho con rõ, nếu biết sợ vay nghiệp dữ, tạo quả báo, thì hãy nghe Cha nói, chỉ khi nào con có trình độ sáng suốt khá cao, mắt thứ ba của con tức huệ nhãn đã mở tới trình độ con có thể thấy được những rung động của những luồng sóng tư tưởng phát ra. Con thấy được hình dạng màu sắc của nó và định được những tư tưởng tốt xấu trược thanh, thì khi ấy con mới chắc chắn hơn ở nhận định của con và chỉ khi ấy con mới lên án và phê phán.
Thượng Đế Giảng Chân Lý và 63 câu vấn đáp giải thích chơn lý
 Thượng Đế Giảng Chân Lý 

Vì giai đoạn này, Bi và Trí trong con đã ở trình độ khả d ĩ có thể phê phán, để lên án một sự việc, một cá nhân mà chắc rằng sự lên án, sự phê phán đó, phát xuất từ bác ái và trí tuệ. Khi con chưa mở được huệ nhãn, chưa thấy được điển, chưa thấy được hình dạng màu sắc của tư tưởng thì thôi, tốt hơn, không nên phê phán ai, lên án ai. Những nhận định, những phán đoán của con lúc đó, khó thể sáng suốt đúng đắn được. Cha đã từng nói với các con, phán xét sai một người là tạo nghiệp khảo mình. Khi trình độ chưa minh, chưa đủ để phán đoán có khi sái quấy, mà lỡ nghĩ điều sái quấy cho người, phải mang ý nghiệp.

Ý nghiệp thể hiện qua lời nói trở thành khẩu nghiệp. Ý nghiệp thể hiện qua hành động trở thành thân nghiệp. Nếu cái nghiệp này tràn lan gây một tầm ảnh hưởng lớn rộng, kéo theo nhiều sai lầm khác, thì nghiệp càng dày càng sâu, quả báo càng lớn, rồi phải chịu tác động bởi luật Trời, bởi luật nhân quả để dạy phần hồn học hỏi tiến hóa mà thôi!    Vì vậy, khi con chưa mở huệ nhãn, con chỉ nên giúp kẻ sái quấy tiến hóa bằng cách cầu nguyện, chúc phúc nó mau sáng, để nó hiểu sự sái quấy của nó. Thay vì, lên án phê phán nó, con hãy gửi đến nó những tư tưởng tốt lành, chúc phúc cho chân ngã, cho bản chất sáng suốt của Thượng Đế trong nó vượt lên làm chủ, chỉ huy điều khiển phần lục căn lục trần, để nó chóng hiểu những sai lầm của nó, hầu sớm thoát qua chỗ tối tăm mà nó đang chìm đắm. 

Nếu con thật tâm muốn giúp kẻ sái quấy, con hãy gởi thường xuyên những tư tưởng thiện lành nói trên đến với nó. Sự rung động, những luồng tư tưởng tốt đẹp phóng đến với nó thường xuyên, bằng ý chí sáng suốt của con, đến một lúc nào, sẽ tạo thành một sức mạnh tốt giúp nó, ảnh hưởng nó ít hay nhiều tùy theo sức mạnh tâm linh của kẻ phóng đi. Tóm lại, trước một kẻ sái quấy, thay vì lên án nó, con sẽ chúc phúc cho nó. Điều này là một lối xử sự khôn ngoan sáng suốt, vừa giúp con tránh tạo nghiệp quả, vừa giúp con gầy thêm công quả. Vì Cha cho rõ, làm công quả này, cũng là lập
hạnh bố thí Ba La Mật. Và bố thí không phải chỉ bằng vật chất mà bằng tinh thần nữa.

Lối ban rải tư tưởng tốt lành này còn có giá trị cao hơn những bố thí vật chất cho kẻ thiếu. Vì kẻ sái quấy cũng đang đói thiếu sức mạnh tinh thần, đói thiếu sự sáng suốt. Con hãy ban rải những tư tưởng sáng suốt tốt lành với tấm lòng yêu thương mong cho nó hiểu biết. Khi nó sáng suốt nó sẽ bớt sái quấy. Bớt sái quấy, dĩ nhiên nó đỡ tạo nghiệp đến khảo nó khổ hơn. Đấy mới là biết cứu khổ thật sự một con người. Cho nên, không một công quả nào có giá trị bằng công quả bố thí sự sáng suốt để giúp kẻ khác tiến hóa.

Lối bố thí này thực đáng kể trước Thượng Đế và trước linh hồn con. Hành nó, con vừa giúp kẻ khác tiến hóa, con vừa giúp con tiến hóa. Vì con càng bố thí sự sáng suốt con càng nhận được sáng suốt, càng ban rải nhiều điều tốt lành thì càng nhận điều tốt lành đến với con thôi! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét