Cha giảng 11

11. VẤN: Bạch Cha, chúng con thấy trong một số bài giảng, Cha thường tỏ ra buồn khổ, lo lắng, khóc than việc chúng con mê trần, không lo tu tiến, không lo trở về với Đại Hồn Cha, Cha đau khổ, lo chúng con chậm trễ, rớt rơi không về được!

Thưa Cha, trước đây Cha có nói về định luật tiến hóa, về những lực kích động và phản động, những lực này sẽ tác động tự nhiên lên linh hồn để chúng con tiến. Như vậy, thì nếu chúng con có mê trần hoặc trầm luân rớt rơi thì đấy cũng nằm trong định luật, và rồi đến một lúc nào, chúng con cũng được dẫn tiến, kéo đi lên để hoàn tất chu kỳ tiến hóa theo định luật thiên nhiên. Đã vậy, thì tại sao Cha phải đau khổ lo lắng vì việc trầm luân của chúng con?

ĐÁP: Con nói vậy có phần đúng, nhưng con chưa hiểu rõ, đây để Cha tạm diễn tả thêm cho các con hiểu Thượng Đế hơn. Điều con vừa đề cập về sự tiến hóa của linh hồn theo định luật thiên nhiên, Cha phải hiểu chứ con, thế tại sao Cha lại đau khổ lo lắng, khi chúng con bị chậm trễ rớt rơi? Thật sự, trong Thượng Đế có những trạng thái vô cùng phức tạp, khó có thể dùng ngôn ngữ giới hạn của trần gian để diễn đạt cho chính xác.

Thôi thì Cha tạm giải thích rằng, vì trong Cha luôn luôn có những trạng thái dị biệt diễn ra cùng một lúc, đại khái như sau:
Cha thấy cái thấy của Tiểu Ngã hay Tiểu Hồn, tức là Cha có cảm giác bị vùi dập, khổ nhục, đọa đày, khảo đảo bởi nghiệp lực, trầm luân trong tối tăm đau khổ của trần gian.

Cha cũng thấy cái thấy của Đại Ngã tức Đại Hồn Cha, nhìn xuống Tiểu Hồn con, theo dõi những bước tiến của nó. Lo lắng, chăm sóc nó, hiểu cái ngu muội của nó. Lo âu khi nó ù lì bê trễ. Nóng ruột, xót xa, sợ nó không theo kịp bánh xe tiến hóa của càn khôn. Đau khổ khi nhìn nó bị bê trễ, bị kẹt lại, bị rớt rơi không hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nó theo đúng hạn kỳ.

Sự kiện này, tạm ví như những sĩ tử bê trễ không chịu học bài kịp cho khóa thi, phải bị rớt lại, bị chậm trễ. Nhứt là trong giai đoạn này, tức là giai đoạn vô cùng quan trọng, là ngươn cuối cùng của Thiên Địa, là khóa thi chót của những khóa thi.

Nếu các thí sinh lần này không được đề tên bảng hổ, có nghĩa là các Tiểu Hồn không đủ trình độ hiểu biết, để được tuyển vào kỷ nguyên Thánh Đức, phải bị kẹt rớt lại, bị cô đọng chậm trễ, và phải chờ trong bảy ức niên nữa mới có cơ hội tiến hóa.

Thế nên với cái thấy này, Cha phải lo âu và nỗ lực tối đa để đốc thúc chúng con tiến lên, chuyển mọi phương tiện đến với các con để các con nương đó mà tiến, kêu gọi bằng mọi cách, để các con đi kịp ngày giờ. Giai đoạn tới đây, khi Cha thật sự ra mặt dưới cõi trần: đây sẽ là giai đoạn chuyển tiếp để báo tin, dọn đường và chuẩn bị kỷ nguyên Thánh Đức. Đấy là lúc mà các con phải lo chạy nước rút, để kịp thời ứng thi và được tuyển chọn vào Cơ Thánh Đức.

Nhưng nếu Cha có cái thấy của Tiểu Ngã, rồi có cái thấy của Đại Ngã, đồng thời lúc đó, Cha cũng có cái thấy của Vô Ngã, hay chơn lý Vô Cùng. Thấy cái thấy của Vô Ngã hay chơn lý Vô Cùng tức là Cha có trạng thái không không như như. Thượng Đế bằng cái thấy này thì Tiểu Hồn có tiến hóa tốt, nhanh hoặc tiến kịp kỳ, cũng nằm trong chơn lý. Mà nó có rớt rơi, bị kẹt lại trong ngu muội, tối tăm thì cũng trong chơn lý mà thôi! Vì trong chơn lý có cả trược lẫn thanh, ngu muội lẫn sáng suốt.

Tiểu Hồn con rơi vào chỗ nào, lọt vào khía cạnh nào, tiến tới giai đoạn nào, cũng nằm trong chơn lý. Tiểu Hồn con có ở chỗ trược hay thanh, ở chỗ ngu muội hay sáng suốt, cũng nằm trong một thành phần của Thượng Đế mà thôi. Nếu có bị kẹt rớt lại cái khối ngu muội tối tăm trọng trược của càn khôn thì sự đó cũng tốt, cũng cần thiết cho định luật tiến hóa.

Vì định luật tiến hóa cũng cần khối trược chớ con! Sự hiện hữu của khối trược đóng góp và hỗ trợ cho sự tiến hóa của càn khôn luôn luôn. Thiếu nó, bánh xe tiến hóa không chuyển được, guồng máy Âm Dương Trời Đất không vận hành được, và đấy là sự hủy diệt của Trời Đất vậy.

Cha vừa tạm diễn tả phần nào, vài cái thấy trong vô lượng cái thấy của Thượng Đế. Trong Thượng Đế, vô lượng cái thấy đó vừa tương quan, vừa dị biệt. Và những cái thấy đó đều cùng một lúc. Những trạng thái này đã thể hiện cùng một lượt, vừa có cả sự đối kháng, sự tương phản, lẫn sự hòa điệu với nhau, để hình thành cái minh triết vô cùng tận của Đấng Tối Cao, mà không một ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được.

Cho nên, Thượng Đế động mà tịnh cùng một lúc, Ngài lo mà không lo, khổ mà không khổ, ngu muội mà sáng suốt là vậy đó con! Đó là chơn lý hằng hữu. Trong động có tịnh, trong tịnh có động là vậy! Chỗ này cao siêu phức tạp, các con chỉ nghe mà chưa chứng nghiệm thì khó hiểu thật sự. Thôi thì con chỉ ghi nhận vài ý niệm sơ lược vậy.
Cho nên, Thượng Đế động mà tịnh cùng một lúc, Ngài lo mà không lo, khổ mà không khổ, ngu muội mà sáng suốt là vậy đó con! Đó là chơn lý hằng hữu. Trong động có tịnh, trong tịnh có động là vậy! Chỗ này cao siêu phức tạp, các con chỉ nghe mà chưa chứng nghiệm thì khó hiểu thật sự. Thôi thì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét